iphone Galaxy Note20 Banner mặc định backup sản phẩm hot Laptop Gaming
topzone topzone

Bài 32-33-34: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất

Mức độ hoàn thành: 0/51
Tổng số câu hỏi: 51
Tổng số câu hỏi đã hoàn thành: 0
Thời gian: 51 phút
Học ngay
 

I. Tiến hoá hoá học

   1. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ.

- Trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất chứa các chất khí như hơi nước, khí CO2, NH3, rất khí khí N2 và không có ôxi.

- Dưới tác động của các nguồn năng lượng trong tự nhiên, hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ có sẵn.

- Sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đã được chứng minh bằng thực nghiệm bởi thí nghiệm của Milơ và Urây.

   2. Sự trùng phân để tạo ra các đại phân tử hữu cơ

- Nhiều thực nghiệm đã chứng minh sự trùng hợp ngẫu nhiên của các đơn phân có thể tạo thành các các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, axit nuclêic.

   3. Sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi

- Hiện nay, có nhiều giả thuyết cho rằng, phân tử có khả năng tự nhân đôi đầu tiên là ARN.

- Trong quá trình tiến hoá đầu tiên, ARN được dùng làm phân tử lưu trữ thông tin di truyền. Sau đó, vai trò này được ADN đảm nhiệm. Prôtêin đóng vai trò xúc tác và ARN đóng vai trò truyền đạt thông tin di truyền.

II. Tiến hoá tiền sinh học

- Những đại phân tử hữu cơ trong nước tập trung lại với nhau, do các phân tử lipit có đặc tính kị nước nên tạo thành lớp màng bao bọc lấy các phân tử hữu cơ khác bên trong tạo nên các giọt li ti.

- Các giọt này chịu tác động của CLTN tiến hoá dần dần thành các tế bào sơ khai.

- Bằng thực nghiệm, người ta đã tạo ra được các giọt côaxecva trong điều kiện thí nghiệm

III. Tiến hoá sinh học

- Từ các tế bào nguyên thuỷ, dưới tác động của CLTN sẽ tiến hoá thành các tế bào đơn giản từ đó tiến hoá dần lên tạo thành sinh giới ngày nay

IV. Hoá thạch

- Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

- Hoá thạch cung cấp bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới thông qua tuổi của hoá thạch.

V. Lịch sử phát triển của sinh giới

   1. Hiện tượng trôi dạt lục địa

- Lớp vỏ Trái đất không phải một khối thống nhất mà gồm các mảng ghép lại với nhau gọi là các mảng kiến tạo.

- Các mảng kiến tạo liên tục di chuyển. Ban đầu, các mảng liên kết với nhau tạo lên 1 siêu lục địa. Sau đó các mảng tách ra rồi nhập lại tạo thành các lục địa như hiện nay.

   2. Sinh vật trong các đại địa chất

- Trái đất luôn biến đổi làm cho các sinh vật trên Trái đất cũng biến đổi theo.

- Các nhà địa chất chia lịch sử của Trái đất thành các giai đoạn khác nhau, được gọi là các đại địa chất.

- Mỗi đại địa chất lại có đặc điểm riêng về khí hậu và địa chất cùng với các sự kiện chính trong lịch sử tiến hoá của sự sống.

VI. Quá trình phát sinh loài người

- Những dẫn liệu cổ sinh học cũng như sinh học phân tử đã chứng minh loài người có nguồn gốc chung với vượn người.

- Cây phát sinh loài người là một cây có nhiều nhánh nhưng chỉ chỉ có 1 cành duy nhất còn tồn tại là loài người hiện đại – H. sapiens

- Hiện nay, có 2 giả thuyết về quá trình phát sinh loài người:

   + Giả thuyết “ra đi từ châu Phi”: loài người H.sapiens có nguồn gốc từ loài H. erectus ở châu Phi phát tán ra các châu lục khác.

   + Giả thuyết thứ 2 cho rằng loài H. erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác và từ nhiều nơi khác nhau tiến hoá thành H. sapiens.

   + Có nhiều bằng chứng cổ sinh học ủng hộ cho giả thuyết “ra đi từ châu Phi”.

VII. Người hiện đại và quá trình tiến hoá văn hoá

- Sau khi hình thành, loài người có những đặc điểm nổi bật với bộ não phát triển, tiếng nói, bàn tay linh hoạt, có khả năng lao động, chế tạo công cụ, …

- Thông qua tiếng nói và chữ viết, con người có thể truyền đạt kinh nghiệm để không ngừng tồn tại và phát triển mà không cần biến đổi sinh học.

- Con người hiện đại càng ngày càng ít bị phụ thuộc và tự nhiên.

- Đây là kết quả sự phát triển văn hoá lâu dài của con người.