iphone Galaxy Note20 Banner mặc định backup sản phẩm hot Laptop Gaming
topzone topzone

Bài 25-26: Các học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại

Mức độ hoàn thành: 0/46
Tổng số câu hỏi: 46
Tổng số câu hỏi đã hoàn thành: 0
Thời gian: 50 phút
Học ngay
 

A/ Học thuyết tiến hóa cổ điển

I. Học thuyết Lamac

   1. Quan điểm của Lamac về nguyên nhân tiến hoá

- Theo Lamac, tiến hoá không chỉ là biến hoá mà là một quá trình phát triển có tính kế thừa lịch sử và nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp

- Theo Lamac có 2 nguyên nhân tiến hoá chính là do tác động của ngoại cảnh và do động vật thay đổi tập tính.

   2. Cơ chế tiến hoá theo quan điểm của Lamac

- Ngoại cảnh và tập quán hoạt động tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi.

- Các biến đổi đều được di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản.

- Biến đổi có tính kế thừa lịch sử. Các biến đổi nhỏ sẽ được tích luỹ qua thời gian thành những biến đổi lớn, sâu sắc.

   3. Lamac giải thích sự hình thành loài mới với các đặc điểm thích nghi

- Ngoại cảnh thay đổi chậm -> sinh vật từ từ biến đổi -> thích nghi với môi trường -> không có loài bị diệt vong.

- Mọi cá thể đều phản ứng giống nhau trước sự tác động của môi trường

   Nhận xét: Không phù hợp với các nghiên cứu cổ sinh vật học về số lượng loài đã bị diệt vong trong lịch sử lớn hơn rất nhiều số lượng loài tồn tại đến ngày nay.

   4. Đánh giá

   a. Đóng góp

- Lamac là người đầu tiên chứng minh sinh giới có biến đổi theo thời gian.

- Ông cũng là ngườiđầu tiên đánh giá cao vai trò của ngoại cảnh trong việc biến đổi của sinh sinh vật

- Ông đã bước đầu chứng minh được sinh giới, kể cả con người là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn gian đến phức tạp.

   b. Hạn chế

- Chưa nêu rõ được cơ chế tác động của ngoại cảnh lên sinh vật.

- Chưa phân biệt được các các dạng biến dị và cơ chế di truyền của các dạng biến dị đó.

- Chưa giải thích được quá trình hình thành loài mới.

- Sai lầm khi cho rằng không có loài nào bị diệt vong

II. Học thuyết tiến hoá của Đacuyn

   1. Biến dị và di truyền

- Biến dị cá thể là những sự sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. Loại biến dị này xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và không xác định, là nguồn nguyên liệu của tiến hoá.

- Đacuyn cho rằng: những biến đổi dưới tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật chỉ gây ra những biến đổi theo một hướng xác định, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

- Theo Đacuyn, tính di truyền là cơ sở cho sự tích luỹ các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn.

   2. Chọn lọc

   Có 2 dạng chọn lọc là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

- Chọn lọc nhân tạo: là quá trình vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất.

- Chọn lọc tự nhiên: là quá trình đào thải những biến dị bất lợi và tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật nhằm giúp sinh vật thích nghi với những biến động môi trường.

   + Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới.

   + Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng, trên quy mô rộng lớn và qua thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.

B/ Học thuyết tiến hóa hiện đại

- Được ra đời vào thế kỉ XX, học thuyết là sự kết hợp giữa cơ chế tiến hoá bằng CLTN của Đacuyn và các thành tự của di truyền học hiện đại.

- Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, tiến hoá có thể chia thành tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ.

   + Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể để hình thành loài mới.

   + Tiến hoá lớn là quá trình làm biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm, làm hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

- Nguyên liệu của tiến hoá